Ngoại tộc Nhà_Hạ

Tam Miêu

Trong Hán ngữ thời Thượng Cổ, "Miêu" và "Man" đồng âm đồng ý, Tam Miêu và "Nam Man" của hậu thế có thể có cùng nguồn gốc.[tham 37] "Chiến Quốc sách-Ngụy sách" chép rằng vị trí của Tam Miêu: phía đông Động Đình, phía tây Bành Lễ[chú thích 132][chú thích 133], bắc đến Văn Sơn, nam tiếp Hành Sơn.[chú thích 120] Thời kỳ Nghiêu Thuấn, nước lụt tràn ngập, Miêu thừa cơ "nổi loạn" tại Đông Nam, cùng với Hoan Đâu, Cộng Công, và Cổn gọi chung là Thiên hạ "tứ tội". Thuấn phái Vũ đi hàng phục dân Miêu song không đạt được kết quả. Thuấn trong những năm cuối từng tự thân nam chinh, trên đường bệnh mất tại Thương Ngô. Vũ kế tục sự nghiệp chinh Miêu, phát ra lời thệ sư "Vũ thệ", cùng quân Miêu triển khai đại chiến kéo dài trong 70 ngày, chế phục quân Miêu, bình định Tam Miêu.[tham 108] Từ đó, Tam Miêu suy lạc không dừng, biến mất khỏi vũ đài lịch sử.[tham 109]

Đông Di

Người Di sống ở phía đông của Trung Nguyên, cho nên gọi là Đông Di, nổi tiếng về tài cung tên. Tộc Đông Di ban đầu phân bố tại khu vực huyện Dịch, Bảo Định, Hà Bắc cho đến chân núi phía nam của Yên Sơn, vào thời kỳ Hạ-Thương, họ phân ra làm bốn phần, một chi lưu cư tại trung bộ Hà Bắc, chi phía bắc đi vòng qua vịnh Bột Hải để đến Liêu Đôngbán đảo Triều Tiên, chi phía nam qua Sơn Đông nam hạ đến khu vực Giang Hoài, còn chi phía tây trải khắp hai tỉnh Sơn Tây và Hà Nam ở tây bộ bình nguyên Hoa Bắc, xa nhất đến tận Thiểm Tây. Chi phía tây vào tảo kỳ thời Hạ xảy ra mâu thuẫn với Hạ hậu thị, trong giai đoạn từ Thái Khang đến Trữ trở thành mối uy hiếp không nhỏ đối với chính quyền Hạ hậu thị. Hữu Cùng thị là hậu duệ của Thiếu Hạo[chú thích 134] người Đông Di, nổi lên ở Cùng Tang[chú thích 135], sau đó bắc thiên đến Cách[chú thích 75] ven bờ Bột Hải, dần lớn mạnh tại đây. Thời kỳ Tam Hoàng, liên minh bộ lạc của Hữu Ngu thị hiệp đồng Thuấn Đế xua đuổi các bộ lạc nghịch minh Đại Phong, Thập Nhật, Cửu Anh, Tạc Xỉ, Phong Hy[chú thích 136], Tu Xà. Đầu thời Hạ, Hữu Cùng thị tây thiên đến Tư, sát gần khu vực trung tâm của Hạ hậu thị. Thời Thái Khang, Hạ thất trung suy, thủ lĩnh Nghệ của Hữu Cùng thị thừa cơ tây tiến. Nghệ dẫn người nam vượt Hoàng Hà, diệt bốn thuộc quốc của Hạ hậu, chiếm cứ vùng chân núi phía bắc của Tung Sơn. Sau đó, Hậu Nghệ đoạt được Hạ đô Châm Tầm, đày Thái Khang ra đông bộ Hà Nam, lập Trung Khang làm quân chủ. Trung Khang mất, con là Tướng được lập, Nghệ bèn thay thế nắm quyền. Tám năm sau, Nghệ bị nghĩa tử Hàn Trác sát hại, Hàn Trác nấu thịt Nghệ và cưỡng bách con Nghệ ăn, con Nghệ không chịu nên cũng bị Hàn Trác sát hại. Hàn Trác lấy thê của Nghệ, sinh ra Ế và Kiêu. Hàn Trác tàn bạo hôn dung, Hạ hậu Thiếu Khang liên hiệp với hàng thần Mĩ của Hữu Cách thị, Hữu Ngu, Hữu Nhưng, Châm Quán, Châm Tầm diệt Ế, Kiêu và Hàn Trác. Tộc nhân của Hữu Cùng thị từ đó rời khỏi khu vực Lạc Hà, dời về phía tây nam.[tham 110] Phân chi Đông Nam của tộc Đông Di có chín tộc, gọi chung là "Cửu Di". "Trúc thư kỉ niên" ghi rằng vào thời Tướng, "Vu Di đến quy thuận", nhưng thời Thiếu Khang phục quốc chỉ có Phương Di quy phụ, tám tộc còn lại tiếp tục chống lại Hạ tộc. Trong thời gian Trữ tại vị, quân Hạ nhiều lần chiến thắng trước tộc Di, giúp khoách trương thế lực của Hạ hậu đến bờ biển Hoa Đông. Đến thời Hòe, Cửu Di lần lượt quy phụ Hạ hậu, sau đó Di và Hạ hòa hảo.[tham 68]

Thương

Thương tộc mang họ Tử, nguyên là Đông Di, thủy tổ là Tiết[chú thích 137] do Giản Dịch thuộc Hữu Tung thị sinh. Tiết là nhân vật sống cùng thời kỳ với Vũ, sống tại hạ du Hoàng Hà, từng hiệp trợ Đại Vũ trị thủy.[chú thích 138] Trải qua năm vị tiên công là Chiêu Minh, Tướng Thổ, Xương Nhược, Tào Ngữ, Minh, Thương tộc phát triển từ đông bộ Hà Bắc đến bắc bộ Hà Nam. Minh nhậm chức thủy quan của Hạ hậu, mất trong quá trình trị thủy.[tham 112] Trong thời gian con của Minh là Vương Hợi tại vị, kinh tế Thương tộc đạt đến đỉnh cao mới, bốc từ ghi rằng Vương Hợi trong một lần tế tự có thể dùng nhiều đến 50 đầu bò. Thủ lĩnh Miên Thần của Hữu Dịch thị cưỡng bách Vương Hợi giao ra gia súc và nhân khẩu, Vương Hợi cự tuyệt, Miên Thần liền sát hại Vương Hợi và đoạt lấy bò dê.[tham 113] Về sau, đệ của Vương Hợi là Vương Hằng đoạt về bò dê từ trong tay của Miên Thần. Con của Vương Hằng là Thượng Giáp Vi liên hiệp với Hà Bá thị thảo phạt Hữu Dịch thị, giết Miên Thần. Thương tộc bắt đầu lớn mạnh đồng thời với việc Hữu Cùng thị suy lạc.[tham 3] Thời kỳ Chủ Nhâm, Chủ Quý, thế lực của Thương tộc không ngừng tăng lên, họ tập hợp các thị tộc bộ lạc ở hạ du Hoàng Hà, từng bước một tiến gần đến khu vực Trung Nguyên của Hạ hậu thị. Sau khi Thiên Ất Thang kế vị, Thương thu thập nhân tài, dưới sự hiệp đồng của Y Doãn, Trọng Hủy, Nữ Cưu, Nữ Phòng, bắt đầu chinh Cát[chú thích 139], lại trước sau tiêu diệt các thị tộc thân Hạ như Vi, Cố, Côn Ngô, làm suy yếu thế lực của Hạ hậu, "mười một cuộc chiến mà thành vô địch thiên hạ[tham 115]". Thang thừa cơ đất Hạ phát sinh hạn tai mà khởi binh tây tiến, triển khai chiến đấu với Hạ Kiệt tại Minh Điều, Kiệt không chặn nổi nên phải chạy đến Nam Sào. Thang xưng vương tại Tây Bạc, Hạ triều hoàn toàn sụp đổ, Thương triều thành lập.[tham 116]